Cải cách Alfred_Đại_đế

Một đồng bạc thời vua Alfred.

Vào cuối những năm 880 hoặc đầu những năm 890, Alfred đã ban hành một bộ luật dài, bao gồm luật "của riêng" ông tiếp nối theo những luật lệ được đưa ra bởi người tiền nhiệm vào cuối thế kỷ là vua Ine của Wessex [62]. Cùng nhau những điều luật này được sắp xếp thành 120 chương. Trong phần giới thiệu của mình, Alfred giải thích rằng ông đã tập hợp lại với nhau các luật ông tìm thấy trong rất nhiều "sách của hội nghị tôn giáo" và "ordered to be written many of the ones that our forefathers observed—those that pleased me; and many of the ones that did not please me, I rejected with the advice of my councillors, and commanded them to be observed in a different way."[63]

Alfred đặc biệt chỉ ra những luật lệ mà ông "tìm thấy trong những ngày của Ine, người bà con của tôi, hoặc từ Offa, vua của Mercians, hay vua Æthelberht của Kent, người đầu tiên trong số những người Anh được rửa tội". Ông tiếp nối thay vì tích hợp các luật lệ của Ine vào bộ luật của mình. Offa chưa bao giờ ban hành một bộ luật nào, dẫn đến việc sử gia Patrick Wormald suy đoán rằng Alfred đã nắm được bộ luật capitulary legatine được dâng lên cho Offa bởi hai sứ thần của giáo hoàng vào năm năm 786 [64].

Khoảng một phần năm của bộ luật được nêu lên theo lời giới thiệu của Alfred, trong đó bao gồm các bản dịch ra tiếng Anh của Mười điều răn, một vài chương trong Sách Xuất Hành, và "Tông Thư" từ Sách Công vụ Tông đồ (15:23-29). Lời giới thiệu có thể được hiểu như là Alfred suy ngẫm về ý nghĩa của pháp luật Kitô giáo [65]. Nó là nguồn liên kết giữa món quà của Luật pháp mà Chúa tặng cho Moses và việc Alfred phát hành bộ luật riêng cho người Tây Saxon. Bằng cách này, nó liên kết quá khứ thần thánh đến lịch sử hiện tại và do đó đại diện cho pháp luật của Alfred như là một loại pháp luật linh thiên [66].

Đây là lý do mà Alfred chia bộ luật của ông thành 120 chương: 120 là độ tuổi mà Moses qua đời, theo biểu tượng của các chú giải Thánh Kinh vào đầu thời trung cổ, 120 đại diện cho luật pháp [67]. Mối liên hệ giữa Luật Mosaic và luật pháp của Alfred là "Tông Thư", tron đó giải thích rằng Chúa Kitô "đã đến không phải để phá vỡ hoặc bãi bỏ các điều răn, nhưng là để kiện toàn; và ông dạy lòng thương xót và sự hiền lành" (Intro, 49,1). Lòng thương xót mà Chúa truyền vào Luật Mosaic là nền tảng của thuế thương tích nổi bật trong các bộ luật man rợ, kể từ khi hội nghị tôn giáo Thiên chúa "established, through that mercy which Christ taught, that for almost every misdeed at the first offence secular lords might with their permission receive without sin the monetary compensation, which they then fixed."[68].

Tội ác duy nhất không thể được bồi thường bằng tiền là việc phản bội người đứng đầu, "since Almighty God adjudged none for those who despised Him, nor did Christ, the Son of God, adjudge any for the one who betrayed Him to death; and He commanded everyone to love his lord as Himself."[68].Alfred chuyển đổi lời răn của Chúa Kitô từ "Love your neighbour as yourself" (Matt. 22:39–40) to love your secular lord as you would love the Lord Christ himself underscores the importance that Alfred placed upon lordship, which he understood as a sacred bond instituted by God for the governance of man.[69]

Khi so sánh lời giới thiệu của bộ luật với những điều khoản được ghi trong đó, rất khó để phát hiện ra bất kỳ sự sắp xếp hợp lý nào. Những ai đọc bộ luật sẽ chỉ thấy một hỗn hợp các điều luật linh tinh. Các bộ luật, vì đặc tính của nó, không phù hợp để sử dụng trong các vụ kiện. Trên thực tế, một số điều luật của Alfred trái với luật của Ine, vốn là một phần không thể thiếu của bộ luật. Patrick Wormald giải thích rằng bộ luật của Alfred nên được hiểu không phải là một thủ tục pháp lý, nhưng mà là một tuyên ngôn về ý thức hệ của vương quyền, "thiết kế cho tác động tượng trưng hơn là chỉ đạo thực tiễn" [70]. Trong thực tế, điều khoản quan trọng nhất trong bộ luật cũng chính là câu đầu tiên: "Chúng tôi ra lệnh cấm, những gì là cần thiết nhất, mà mỗi người phải giữ cẩn thận trong lời thề và cam kết của họ", diễn tả một nguyên lý cơ bản của pháp luật Anglo-Saxon [71].

Alfred dành một sự quan tâm và suy nghĩ đáng kể đến các vấn đề tư pháp. Asser nhấn mạnh mối quan tâm của ông cho sự công bằng tư pháp. Alfred, theo Asser, sau khi xem xét các bản án tạo ra bởi ealdormen và reeve, khẳng định rằng ông "sẽ xem xét cẩn thận gần như tất cả các bản án đã được thông qua [cấp] trong sự vắng mặt của ông ở bất cứ đâu trong lãnh địa, để xem chúng chúng có công bằng hay không" [72]. Một hiến chương từ triều đại của con trai ông là Edward Trưởng giả đã mô tả Alfred nghe được lời kêu gọi như vậy trong buồng ngủ của ông, trong khi đang rửa tay [73].

Asser đại diện Alfred như một thẩm phán Solomon, siêng năng trong việc điều tra pháp lý và trách mắng các quan chức hoàng gia đã đưa ra các bản án bất công hay không khôn ngoan. Mặc dù Asser chưa bao giờ nói về bộ luật của Alfred, ông cũng nói rằng Alfred khẳng định rằng các thẩm phán của ông là biết chữ để họ có thể áp dụng chính mình "để theo đuổi sự khôn ngoan." Việc không tuân theo mệnh lệnh này của hoàng gia này sẽ bị trừng phạt bằng cách cách chức [74].

Ký sự Anglo-Saxon, sáng tác vào thời của vua Alfred, có lẽ được viết để thúc đẩy sự thống nhất đất nước (nước Anh) [75], trong khi cuốn Cuộc đời của Vua Alfred của Asser lại ca ngợi các thành tựu và phẩm chất cá nhân của Alfred. Có thể là tài liệu này được thiết kế theo cách này để chúng có thể được phổ biến ở xứ Wales, vốn được Alfred nắm quyền kiểm soát vào thời điểm đó [75].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Alfred_Đại_đế http://books.google.com/books?id=GhNAAAAAYAAJ&dq=a... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1293232 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/1819247 http://archive.org/stream/lawsofearliesten00grea#p... http://archive.org/stream/lawsofearliesten00grea#p... http://archive.org/stream/lawsofearliesten00grea#p... http://www.gutenberg.org/files/657/657.txt http://www.royal.gov.uk/HistoryoftheMonarchy/Kings... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Alfred...